NGUYÊN NHÂN CÁC BỆNH SAI LỆCH VỊ TRÍ CỘT SỐNG

NGUYÊN NHÂN CÁC BỆNH SAI LỆCH VỊ TRÍ CỘT SỐNG

Giữa sự thay đổi bệnh lý về cột sống và nguyên nhân bệnh có mối quan hệ mật thiết. Cơ thể con người sau quá trình từ khi phát dục đến lúc trưởng thành bắt đầu xảy ra những biến đổi có tính chất thoái hoá, cùng lúc đó các cơ quan trong cơ thể tiếp tục phát triển chậm, đến một mức độ nhất định thì có thể xuất hiện chứng viêm làm tổn thương những bộ phận chung quanh và kích thích thần kinh cảm giác dẫn đến đau đớn.

I/ NGUYÊN NHÂN BỆNH SAI LỆCH VỊ TRÍ CỘT SỐNG

Có rất nhiều nguyên nhân gây sai lệch vị trí cột sống, có thể nói, trẻ sơ sinh khi ra đời chịu sự chèn ép của sản đạo cũng có thể bị sai lệch vị trí cột sống. Về sau, theo sự tăng  trưởng về tuổi tác, mội trường ô nhiễm, yếu tố tâm lý, thay đổi vị trí công tác,… đều có thể dẫn đến sai lệch vị trí cột sống.

1/ Biến đổi có tính thoái hoá:

Chẳng hạn thân xương sống biến dạng khác thường, đĩa đệm thoái hoá, lúc này đều có thể xuất hiện sự lỏng lẽo, rời rạc các bộ phận cột sống. Dưới tác dụng của các yếu tố nhất định khiến thân xương chệch khỏi vị trí hoặc khớp xương bị sai lệch chút ít, từ đó chèn lên huyết quản, thần kinh làm trở ngại các chức năng của chúng.

2/ Ngoại thương phần mềm:

Khi cơ thể đột nhiên chịu một ngoại lực nào đó, các phần mềm chung quanh cột sống bị tổn thương hoặc thậm chí bị xé rách tạo nên sự xuất huyết, phù thủng, khiến cơ, dây chằng căng lên và mất thăng bằng, dẫn đến thân xương sai lệch vị trí sinh ra các chứng bệnh tương ứng.

3/ Lao tổn mãn tính:

Có nhiều nguyên nhân gây ra sự lao tổn mãn tính của các phần mềm chung quanh cột sống, thường gặp đó là: tư thế không ngay ngắn hoặc ở trong một tư thế đặc biệt nào đó trong một thời gian dài, thời tiết thay đổi, tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể quá béo, dinh dưỡng không tốt, trúng độc mãn tính, viêm họng,… đều có thể dẫn đến cơ hai bên cột sống bị co giật, mao mạch co lại, không cung cấp đủ máu cho các phần mềm cục bộ, cản trở việc lưu thông các chất dịch, từ đó làm ứ đọng quá trình trao đổi chất dẫn đến đau cổ, ngực, thắt lưng.

4/ Tổn thương do “thất tình”, “lục dâm”:

“Thất tình”, tức bảy cảm xúc hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh. Người ta vẫn thường nói: “Lục dâm” là phong, hàn, thử (nóng), thấp (ẩm ướt), táo (khô) và hoả, là 6 biểu hiện của thời tiết 4 mùa thay đổi. Trong điều kiện bình thường, “thất tình” là những phản ứng khác nhau của cơ thể con người trước biến đổi của sự vật chung quanh, thuộc hoạt động sinh lý bình thường. Tuy nhiên, khi gặp trường hợp vượt quá trạng thái thông thường, “thất tình” có thể gây ra tổn thương cho cơ thể, chẳng hạn như quá vui sẽ tổn thương tim, quá giận ảnh hưởng gan, ưu tư ảnh hưởng lá lách, quá bi thương ảnh hưởng phổi, quá sợ ảnh hưởng thận. Sự thay đổi trạng thái đó dẫn đến khí cơ tăng giảm thất thường, rối loạn chức năng khí huyết, khiến cơ thể cảm thấy hết sức mệt mỏi. Tính ổn định của cột sống bị biến đổi dẫn đến sai lệch vị trí. Cũng như thế, “lục dâm” ngoại tà bất cứ lúc nào cũng có thể xâm nhập vào cột sống khiến mất đi sự cân bằng nội tại của các khớp xương sống, dây chằng và gân, gây sai lệch vị trí.

II/ SAI LỆCH VỊ TRÍ CỘT SỐNG & BIỂU HIỆN BỆNH LÝ

Biểu hiện bệnh lý thường gặp của cột sống bị sai lệch vị trí là: Khớp nhỏ giữa các đốt sống bị di vị, thoái hoá đĩa đệm, thoái hoá phần mềm xung quanh cột sống, xương mọc thêm (gai xương)…

Khi khớp xương giữa các đốt sống bị di vị, lỗ xương sống bị thu nhỏ (chẳng hản đĩa đệm nhô ra, xương tăng sinh..), ép lên dây thần kinh cột sống, kích thích hoặc chạm vào thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm gây rối loạn chức năng thần kinh thực vật. Do đó có thể khiến các tạng phủ có liên quan đến thần kinh thực vật sản sinh những chứng trạng, đồng thời cũng phản ứng ra ngoài một cách rõ nét trên những huyệt vị kinh lạc tương ứng.

Thông qua quan sát lâm sàng nhiều ca bệnh và tư liệu thống kê cho thấy cột sống sai lệch vị trí có thể xuất hiện những triệu chứng lâm sàng tương ứng. Mối quan hệ giữa bệnh tật của các bộ phận cơ thể con người với sự biến đổi của cột sống được nêu rõ trong bảng dưới đây:

 

Đốt xương Bộ phận thần kinh cột sống chi phối Các triệu chứng sản sinh khi thần kinh cột sống bị chèn ép
Cổ 1 Huyết quản vùng đầu, thuỳ não, mặt, tai trong, hệ thần kinh giao cảm Đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, tinh thần hoảng hốt, mệt mỏi uể oải, hay quên, thể lực giảm sút, tê rát mặt, cao huyết áp, tim đập quá nhanh
Cổ 2 Mắt, thần kinh mắt, thần kinh tai, xoang mũi, trán, xương thái dương.
Cổ 3 Đầu, tai ngoài, xương mặt, răng, thần kinh chạc 3. Đau đầu, nổi mụn, ban, cổ như có dị vật, cổ đau, tức ngực, đau răng, mắt lé, cận thị…
Cổ 4 Mũi, môi, miệng, tai, cuống họng. Viêm mũi, lỡ loét miệng, viêm tai giữa, điếc, cổ như có dị vật, cổ đau, tức ngực, nấc cụt, tim đập quá chậm…
Cổ 5 Dây thanh, tuyến cổ, họng. Viêm họng, khàn tiếng, chóng mặt, thị lực giảm sút, đau cánh tay trên, tim hoạt động thất thường.
Cổ 6 Cơ vùng cổ, vai, Amidan. Cổ cương cứng, tê sườn ngoài chi trên, đau, viêm Amidan, viêm khí quản, hô hấp khó, huyết áp thấp, tim đập quá chậm.
Cổ 7 Tuyến giáp, vai, khuỷu tay, túi nhờn Viêm túi nhờn, bệnh tuyến giáp, huyết áp thấp, tim nhói đau, tê mặt trong chi trên, cảm giác đau đớn.
Ngực 1 Thực quản, khí quản, các bộ phận từ khớp khuỷu chi trên trở xuống. Đau mặt sau cánh tay trên, đau bả vai, ho, đau ngực trên bên trái, viêm khí quản, nhánh khí quản không thông.
Ngực 2 Tim, động mạch vành Các bệnh tim, đau ngực, phù vai, ho, khó thở
Ngực 3 Khí quản, màng ngực, phổi Viêm nhánh khí quản, viêm phổi, viêm màng ngực, cảm
Ngực 4 Túi mật, ống mật Viêm túi mật, sỏi mật, nhọt, nổi ban, đau thành ngực, đau vú, nổi khối u vú, khó thở, nấc cụt…
Ngực 5 Gan, máu Bệnh gan, sốt, huyết áp thấp, thiếu máu, viêm khớp, các triệu chứng như ngực 4.
Ngực 6 Dạ dày Viêm dạ dày, loét dạ dày, đau vùng gan, bụng trên trương đau…
Ngực 7 Tuyến tuỵ, tá tràng Bệnh tiểu đường, loét tá tràng và các triệu chứng như ngực 6
Ngực 8 Lá lách, hoành cách mô Sức đề kháng giảm sút, nấc cụt và  các triệu chứng như ngực 6
Ngực 9 Tuyến thượng thận Các bệnh do quá mẫn cảm, nổi mề đay, đau bụng, viêm tử cung.
Ngực 10 Thận Đau thận, xơ cứng động mạch, mỏi mệt, đau bụng, viêm tử cung
Ngực 11 Thận, ống dẫn niệu Đau dạ dày, đau vùng gan, viêm tuyến tuỵ, bệnh tiểu đường, bệnh thận, bài niệu thất thường, niệu đạo kết sỏi…
Ngực 12 Ruột non, hệ thống dịch, ống dẫn trứng Phong thấp, không đậu thai, trương bụng, tiêu chảy, viêm thận, sỏi thận và các triệu chứng bệnh như ở đốt ngực 11
Thắt lưng 1 Ruột già, kết tràng, háng Táo bón, viêm kết tràng, tiêu chảy, sa ruột, các triệu chứng như ngực 12.
Thắt lưng 2 Bụng, ruột thừa, bắp đùi trên Viêm ruột thừa, co thắt ruột, hô hấp khó khăn, căng tĩnh mạch, đau thắt lưng, tê bắp đùi trên, cảm giác đau đớn…
Thắt lưng 3 Cơ quan sinh dục (buồng trứng, tử cung, tinh hoàn), bàng quang, đầu gối Các bệnh về bàng quang, kinh nguyệt không điều hoà, sinh non, di tinh, liệt dương, đau bụng dưới, đau thắt lưng, đầu gối…
Thắt lưng 4 Tuyến tiền liệt, cơ vùng thắt lưng, thần kinh hông Đau thắt lưng, đau thần kinh hông, tiểu khó, mắc tiểu liên tục, táo bón, các triệu chứng thắt lưng 3
Thắt lưng 5 Bắp chân dưới, mắt cá chân, bàn chân và ngón chân Tuần hoàn chi dưới không tốt, viêm khớp, di tinh, liệt dương, kinh nguyệt không đều.
Đốt sống cùng Xương chậu, thận Viêm khớp xương chậu, tiểu bất thường, viêm tử cung, viêm tuyến tiền liệt, còng lưng (cột sống cong)
Khớp đốt sống cùng Trực tràng, hâu môn Di vị bên phải: Căng thẳng phó thần kinh giao cảm (như: giảm sút chức năng gan, mật, dạ dày, ruột), sút cân, tiêu chảy, bệnh phụ khoa…

Di vị bên trái: Căng thẳng thần kinh giao cảm (như: giảm sút chức năng tim, phổi, béo phì, táo bón, trĩ, liệt dương, xuất tinh sớm, cảm mạo…

Di vị cả 2 bên: Kén ăn, thể trọng biến đổi hoặc những chứng bệnh nói trên thay nhau xuất hiện.

 

error: Content is protected !!