Chỉ Định Và Chống Chỉ Định Trong Châm Cứu

Chỉ Định Và Chống Chỉ Định Trong Châm Cứu

a- Chỉ định:

Theo đúc kết của các nhà nghiên cứu về châm cứu, châm cứu có tác dụng tốt với các trường hợp sau:

– Thần kinh: Đầu nhức, mất ngủ, dây thần kinh đau nhức, thần kinh ngoại biên liệt.

– Tuần hoàn: Huyết áp cao, thấp, thần kinh tim rối loạn….

– Tiêu hóa: Các bệnh về dạ dầy, ruột….

– Sinh dục: Các bệnh về kinh nguyệt, di mộng tinh….

– Tiết niệu: Đái dầm, dái khó….

Ngoài ra, hiện nay châm cứu còn được áp dụng rất nhiều trong phòng và trị bệnh và đặc biệt đang được áp dụng khá tốt trong châm tê giải phẩu.

b- Chống chỉ định

Ngoài trường hợp cấm châm cứu vì dễ gây vượng châm, có một số trường hợp không nên dùng châm cứu :

+ Không châm nơi người tổng trạng quá suy yếu (nếu cần, nên cứu hơn châm).

+ Một số huyệt gần các tạng phủ quan trọng, các vết sẹo…

Trong thiên “Ngũ Cấm” đã nhấn mạnh đến 5 điều cấm không cho châm: “Hoàng Đế hỏi: Xin cho biết 5 điều cấm là những gì và những lúc nào không nên thích (châm), Kỳ Bá trả lời: “Gặp ngày Giáp Ất, không châm ở đầu, không “Phát Mông” ở trong tai. Gặp ngày Bính Đinh không “Chấn Ai” tại vai, họng và Liêm Tuyền. Gặp ngày Mậu Kỷ ở tứ quý, không thích ở gối. Gặp ngày Nhâm Quý, không châm ở ống chân. Đó là Ngũ cấm” (LKhu 61, 11-17).

Trương-Ẩn-Am chú giải: “Dư Thị nói, 10 Can của trời, bắt đầu là Giáp Ất ứng với đầu, Nhâm Quý ứng với châm, Bính Đinh ứng với từ nửa người trở lên, Canh Tân ứng với nửa người trở xuống để phối hợp với 4 mùa của trời. Mậu Ky? thuộc thổ, Tứ Quý. Giáp là dương mộc, Ất là âm mộc, âm dương tứ hợp chứ không phải hành của đất. Đây là thiên can tự hợp, nên mới cấm lấy khí (tức là thích)”

Cũng trong thiên “Ngũ cấm” Kỳ Bá cũng nêu lên 5 trường hợp cấm châm khác gọi là “Ngũ Nghịch” – “Hoàng đế hỏi: Những gì là Ngũ Nghịch?

Kỳ Bá trả lời: Bệnh nhiệt mà mạch Tỉnh, mồ hôi đã ra rồi mạch lại thịnh và táo là một, Bệnh nhiệt mà mạch là Hồng đại là hai, Thịt bắp vỡ nát, mạch lại tuyệt ứ đen và nhiều là bốn, Hàn nhiệt làm sứt mất hình, mạch rắn và bật mạnh là năm” (LKhu 61, 25-30).

Trương-Ẩn-Am chú như sau: “Dư Thị nói: Đang bệnh nhiệt mà mạch Tỉnh là bệnh thuộc dương mà hiện âm mạch. Mồ hôi đã ra mà mạch còn thịnh và táo là tà dương mà hiện âm mạch. Mồ hôi đã ra mà mạch còn thịnh và táo là tà dương nhiệt không theo mồ hôi đi giải tán, chất âm dịch tiết ra rồi mà nhiệt là tà lại, thêm thịnh. Bệnh đi tiêu chảy , mạch nên Trầm Nhược, giờ lại Hồng Đại, thế là âm tiết ra ở dưới, dương thịnh ở trên, tức là biểu tượng âm dương trên dưới cùng lìa nhau. Chứng “Trước tý” không chuyển đi mà bắp thịt lại vỡ nát, là do thấp tà làm thương hình, lâu dần hóa nhiệt vậy, mà mạch lại tuyệt là Tỳ vị đã hoàn toàn suy bại. Độc tà đã làm sút thân hình sắc lại trắng bệch, đi cầu ra huyết đen, đó là hình khí bị tiêu ở bên ngoài huyết dịch bị thoát ở bên trong, tức là hiện tượng huyết khí trong ngoài cùng thoát. Hàn nhiệt đã làm sút mất thân hình, mạch lại cứng và bật mạnh, tức là tà khí thịnh mà chính khí suy… Trở lên là 5 chứng nghịch, không được châm”.

Trong thiên “Thích Cấm Luận” ghi về những trường hợp cấm châm như sau:

“Hoàng đế hỏi: Xin cho biết về phép thích, có những cấm k gì ? Kỳ Bá trả lời:…. Thích trúng Tâm, 1 ngày chết, lúc mới phát động là chứng ợ. Thích trúng Can 5 ngày chết, lúc mới phát động là nói luôn miệng. Thích trúng Thận 6 ngày chết, lúc mới phát là chứng hắt hơi, Thích trúng Phế 3 ngày chết, lúc mới phát là chứng ho. Thích trúng Tỳ, 10 ngày chết, lúc mới phát là chứng nuốt nước miếng. Thích trúng Đởm 1 ngày rưỡi chết, lúc mới phát là chứng nôn (ẩu). Thích trên xương phụ, trúng vào đại mạch, huyết ra không dứt sẽ chết. Thích ở mặt, trúng Lưu mạch, bất hạnh sẽ thành chứng thanh manh (mắt không nhìn thấy). Thích vào đầu, trúng vào não bộ, chạm vào não sẽ chết. Thích ở dưới lưỡi (huyệt Liêm Tuyền) trúng vào mạch mà thái quá, huyết ra nhiều, sẽ á (câm). Thích Bố Lạc ở dưới chân, đã trúng mạch mà huyết không ra sẽ thành chứng thũng. Thích ở Khích (huyệt Uỷ Trung), trúng đại mạch sẽ ngất, sắc mặt nhợt nhạt. Thích ở Khí nhai, trúng mạch, huyệt không ứng mà sẽ sưng ở 2 huyệt Thử, Bộc giáp nhau. Thích ở cột sống, trúng tủy sẽ thành chứng gù lưng. Thích trên vú, trúng Nhũ phòng sẽ sưng rồi loét nát. Thích ở huyệt Khuyết Bồn, trúng Nội hãm khí sẽ tiết ra thành chứng suyễn, ho. Thích huyệt Ngư Tế ở tay, mạch hãm vào trong sẽ thành thũng. Đừng thích lúc quá say, khiến người khí loạn. Đừng thích lúc ăn no. Đừng thích lúc đang đói. Đừng thích lúc đang khát, đừng thích lúc quá sợ…” (Thiên này còn một số điều cấm thích nhưng xét ra không cần nên không trưng dẫn hết tất cả ra)…

Đọc hết tất cả các điều cấm trong sách ‘Nội Kinh Tố Vấn’, có thể nêu lên một số nhận xét sau:

– Một số điều mà sách ‘Tố Vấn’ nói là cấm châm, hiện nay được phép châm. Thí dụ: Huyệt Uỷ Trung (Bq.40), sách xưa nói cấm châm, bây giờ châm hầu như thường xuyên trong các chứng bệnh đau lưng nhưng không thấy hậu quả đáng tiếc xảy ra.

– Như vậy, cần phải hiểu thế nào về các trường hợp cấm châm trên. Theo lịch sử của ngành châm cứu ta thấy: từ xa xưa, ông cha chúng ta chỉ dùng kim châm bằng đá, hoặc sau này đã dùng kim khí như đồng, vàng… nhưng về kỹ thuật lúc đó chưa cao nên chưa đạt đến trình độ có thể làm cho cây kim có đường kính nhỏ như ngày nay. Chính vì thế, dùng kim với đường kính to như thế, chắc chắn sẽ gây nên nhiều tổn thương cho cơ thể, cụ thể như khi châm vào h. Uỷ Trung, nếu đường kính cây kim to, sẽ có thể làm nát các cơ tại huyệt, gây nên tàn phế nữa là đằng khác. Nhưng hiện nay, đường kính cây kim quá bé, do đó, một số huyệt, nằm giữa các sợi gân, có thể châm vào mà không gây thiệt hại. Tuy nhiên, người xưa khi nêu lên các huyệt cấm châm, cấm cứu là đã trả i qua rất nhiều kinh nghiệm quý báu, chúng ta, những người thừa kế di sản đó, không nên coi thường những kinh nghiệm đó nhưng nên suy nghĩ và linh hoạt để có thể áp dụng một cách có hiệu quả và an toàn

error: Content is protected !!