CHU DỊCH HẠ KINH – 43. QUẺ TRẠCH THIÊN QUẢI

CHU DỊCH HẠ KINH

43. QUẺ TRẠCH THIÊN QUẢI

Đoái trên; Kiền dưới


Quẻ này là quẻ Trạch Thiên Quải. Càn hạ cũng là Nội Càn, Đoài thượng cũng là Ngoại Đoài. Đoài
trạch, Càn thiên, nên tên quẻ đọc bằng Trạch Thiên Quải.


TỰ QUÁI


Tự quái: Ích chi bất dĩ, tất quyết, cố thụ chi dĩ Quải, Quải giả quyết dã.
序卦: 益之不已, 必决, 故受之以夬, 夬者决也.
Ý sắp đặt thứ tự quẻ. Sau quẻ Ích tiếp lấy quẻ Quải là vì cớ sao?
Trên đây là quẻ Ích, ích đã đến lúc cực, tất nhiên tràn đầy, đầy tất phải nứt vữa nên sau quẻ Ích, tiếp
lấy quẻ Quải.
Chữ Quải có hai nghĩa: Một nghĩa, Quải là quyết liệt, cũng có ý là rách vữa; lại một nghĩa, Quải là hội
quyết, có ý là nẻ toác.
Theo về tượng quẻ, Càn là trời, Đoài là nước chằm, nước chằm lên cao tột trời, tất nhiên nứt vữa khắp
nơi.
Lại theo về thể quẻ, năm dương ở dưới, một âm ở trên, năm dương hùa nhau, dùng thủ đoạn cương
quyết mà trừ khử một âm, tượng là một bầy quân tử, quyết khử một đứa tiểu nhân, gồm hai nghĩa ấy mà
đặt tên bằng quẻ Quải.


SOÁN TỪ


Quải, dương vu vương đình, phu hiệu hữu lệ, cáo tư ấp, bất lị tức nhung, lị hữu du vãng.
, 揚于王庭, 孚號有厲. 告自邑, 不利即戎, 利有鈦往.
Chữ Quải đây, nghĩa là cương quyết.
Quẻ này là quẻ dương thịnh âm suy, quân tử thịnh, tiểu nhân suy, vẫn là thì rất tốt, nhưng vì nhất âm ở
hào Thượng, chính là đảng tiểu nhân còn chưa trừ hết, quân tử ở lúc bây giờ nghĩ cách trừ ác, phải trừ
cho tận gốc thời đối với tụi tiểu nhân nên tuyên tội ác chúng nó ra trước mặt công chúng, lấy một cách
chí thành mà phát hiệu lệnh.
Dương nghĩa là tuyên bố minh bạch. Vương đình tức là công triều, một
chốn hội họp công chúng.
Dương vu vương đình là thanh minh tội ác nó để trừng trị nó. Hiệu là lời
xuất mệnh lệnh.
Phu hiệu nghĩa là lấy thành tín phát mệnh lệnh; đó là những cách dự bị mà trừ cho hết
những món tiểu nhân.

Tuy nhiên, sự lí trong thiên hạ, rất vô thường là cơ họa phúc, rất bất trắc là mưu tiểu nhân nên Soán từ
lại răn cho rằng: Phe quân tử tuy thịnh, nhưng chớ nên kiêu, phe tiểu nhân tuy suy, nhưng chớ nên khinh
nó; phe quân tử tất phải thường thường có lòng lo sợ mà tính một cách vạn toàn. Vậy nên Quái từ nói
rằng:
Hữu lệ, nghĩa là có ý nguy cụ, cốt mong cho quân tử thường phòng bị tiểu nhân.
Tòng lai, trị lũ tiểu nhân in như đánh một toán giặc, toan khỏi thế công với nó trước phải lo giữ thế thủ
giữa mình nên lại có lời răn:
Cáo tự ấp, bất lị tức nhung, nghĩa là trước lo tự trị trong mình cho hoàn
thiện mà lại không nên chuyên dùng võ lực.
Tự ấp nghĩa là ấp riêng của mình, dạy cho ấp riêng mình
là trước lo tự trị khiến cho tiểu nhân không chốn gián khích mà lọt vào.
Tức nhung nghĩa là chuyên
dùng võ lực.
Bất lị tức nhung là muốn tiểu nhân an lòng quy phục; cũng như câu trong Binh Thư: Giặc
đã cùng khốn thời chớ nên đuổi dài.
Mấy câu dạy như trên là dạy cho một cách hiệu thì phòng bị.
Nhưng mà tà đảng chưa hết, tiền đồ còn dài thời những việc tấn hành về tương lai càng nên làm sao
cho sự nghiệp của quân tử mỗi ngày mỗi tấn tới.
PHỤ CHÚ: Năm dương khử một âm, năm quân tử khử một tiểu nhân, đáng lẽ là rất dễ mà Quái từ lại
có ý rất gay go. Ở trên, quẻ
Bác, năm tiểu nhân khử một quân tử, thánh nhân đã hết sức lo cho quân tử.
Bây giờ quẻ
Quải, năm quân tử khử một tiểu nhân mà thánh nhân lại răn đe cho quân tử, ý tứ Dịch
thâm thúy biết đến chừng nào!


SOÁN TRUYỆN


Soán viết: Quải, quyết dã, cương quyết nhu dã, kiện nhi duyệt, quyết nhi hòa. Dương vu vương đình,
nhu thừa ngũ cương dã. Phu hiệu hữu lệ, kì nguy nãi quang dã. Cáo tự ấp, bất lị tức nhung, sở thượng
nãi cùng dã. Lị hữu du vãng, cương trưởng nãi chung dã.
彖曰: 夬決也, 剛決柔也; 健而說, 決而和. 揚于王庭, 柔承五刚也. 孚號有厲, 其危乃光也. 告自
邑不利即戎
, 所尚乃窮也. 利有攸往, 剛長乃終也.
Soán viết: Quải quyết dã, cương quyết nhu dã, kiện nhi duyệt, quyết nhi hòa.
Quải, nghĩa là quyết. Đường đê vữa mà nước tràn ra, ta thường nói rằng: Đề quyết, chính là nghĩa đây.
Quẻ này năm hào cương quyết một hào nhu, nên nói rằng: Quải. Theo như thể quẻ, Nội Càn là kiện,
Ngoại Đoài là duyệt; thời biết được đạo Quải không phải quá ở cương. Vẫn cương kiện, nhưng mà êm
đềm, vẫn quả quyết, nhưng mà hòa thuận.
Dương vu vương đình, nhu thừa ngũ cương dã.
Sở dĩ phải tuyên bố tội tiểu nhân ở nơi vương đình là vì rằng một nhu mà cưỡi trên năm cương, thiệt
quá nghịch lí, tội tiểu nhân như thế phải tuyên bố cho chúng nhân biết mới xong.
Phu hiệu hữu lệ, kì nguy nãi quang dã.
Sở dĩ phu hiệu hữu lệ, vì rằng phe quân tử phải để lòng phòng bị nguy cụ thời đạo mình mới quang đại
được vậy.
Cáo tự ấp, bất lị tức nhung, sở thượng nãi cùng dã.

Vì sao mà lại chỉ cáo tự ấp, không nên chuyên thượng uy vũ? Vì rằng phương pháp trị tiểu nhân không
phải chuyên thượng một mặt uy vũ mà trị được. Nếu chuyên thượng uy vũ e có lúc cùng vậy. Chữ
sở
đại danh từ là hứng lấy chữ
tức nhung.
Lị hữu du vãng, cương trưởng nãi chung dã.
Dương đã thịnh trưởng đến năm hào, âm chỉ còn một hào thời phe quân tử gấp lo tấn hành cho riết, bao
giờ toàn một nước thảy là quân tử, cũng in như một hào âm biến hóa ra Thuần Càn, mới là dương
cương thịnh trưởng đạt ư cực điểm. Chữ
chung như nghĩa chữ hoàn thành.


ĐẠI TƯỢNG TRUYỆN


Tượng viết: Trạch thượng ư thiên, Quải. Quân tử dĩ thí lộc cập hạ, cư đức tắc kỉ.
象曰: 澤上於天, . 君子以施祿及下, 居德則忌.
Nước chằm mà lên đến tột trời là tượng quẻ Quải. Nước đã lên tột cao, thế tất hội quyết khắp mỗi nơi,
quân tử xem tượng ấy mà lo phòng bị đến lúc hội quyết, sợ tài tụ mà đến nỗi dân tán nên bố thí các
thức lị lộc cho vạn dân. Sợ quên sự đề phòng mà gây ra sự hậu hoạn nên an xử vào nền đạo đức mà lại
trong lòng thường kiêng kị.
Cư đức nghĩa là lấy đạo đức làm chốn an ở, cũng như nghĩa cư nhân 居仁ở sách Mạnh Tử, chữ tắc
đây như nghĩa chữ nhi; chữ kị đây cũng như nghĩa chữ kị đạn 忌憚 ở sách Trung Dung, nghĩa là kiêng
sợ. Yên ở bằng đạo đức mà trong lòng kiêng sợ, như thế thời tránh khỏi họa hội quyết.


HÀO TỪ VÀ TIỂU TƯỢNG TRUYỆN


1. Sơ Cửu: Tráng vu tiền chỉ, vãng bất thắng vi cựu.
初九: 壯于前趾, 往不勝, 為咎.
Chỉ là ngón chân; tiền chỉ là ngón chân bước lên trước.
Hào này ở dưới hết quẻ Quải, vì tính dương hằng tấn nên thủ tượng bằng tiền chỉ.
Tráng vu tiền chỉ nghĩa là hăng mạnh ở tiến hành, ở về thì Quảì mà hăng lên theo bạn quần dương để
đánh nhất âm, cũng là bổn phận mình đáng làm, nhưng mà địa vị còn ở dưới thấp mà tính chất lại quá
hăng nên thánh nhân răn cho rằng: Sơ vị thấp sức hèn mà cố tiến liều, sợ không cất nổi gánh là tội lỗi
đó.
PHỤ CHÚ: Vãng bất thắng là vì theo địa vị Sơ mà nói, địa vị ti thấp mà muốn làm công việc quá to
nên thánh nhân phải răn cho như thế. Nếu theo về toàn thể quẻ thời năm dương đánh một âm, có lẽ gì
mà bất thắng, sở dĩ bất thắng là lỗi chỉ chuyên trách ở Sơ. Thế thời Sơ nên dường nào? Tất nên nuôi
sức chờ thì, xem gương tứ dương ở trên, nhắm cơ hội đã tất thắng thời ta tấn lên, chắc được vô cựu.
Tượng viết: Bất thắng nhi vãng, cựu dã.
象曰: 不勝而往, 咎也.

Sức mình chưa chắc thắng mà cứ tiến, lên, tất nhiên có tội lỗi vậy.
PHỤ CHÚ: Binh Thư có câu rằng: Hễ cách cầm quân đánh giặc, tính toán cách đánh được trước khi ra
đi, như thế thời chắc được; ra đi ở trước khi tính cách được, như thế thời chắc phải thua
勝在往先者,
. 往在勝先者, .
Tức như sử nước ta, ở triều Tây Sơn, vua Quang Trung nghe giặc Mãn Thanh vào Hà Nội, ngài sắp
sẵn kế hoạch trước, khiến người mang biểu ra cầu hàng với Mãn Thanh, để cho giặc sinh lòng kiêu, rồi
liền chia năm đạo quân xuất kì bất ý, trực bức Long Thành, đuổi sạch mười lăm vạn quân Mãn Thanh,
đó là thắng tại vãng tiên giả thắng.
Lại như nước Xiêm La, đương lúc vua Gia Long cầu viện, vội vàng khinh địch, kéo hơn mười lăm vạn
binh xuống tận đất Cao Man, toan cướp Nam Kì, chẳng dè bị vua Quang Trung kéo qua từ Bắc Thành
vào thẳng Nam Kì, đánh truột lên Cao Man, chỉ một trận mà quân Xiêm đổ như lá rụng, đó là vãng tại
thắng tiên giả phụ.
Huống hồ
bất thắng nhi vãng, còn làm gì được nên việc rư? Trên Hào từ chỉ nói vãng bất thắng là
trách lỗi ở sau lúc vãng.
Tượng Truyện nói đảo lại,
bất thắng nhi vãng là khuyên cho phải tính toán ở trước khi vãng. Nếu
chưa nghĩ đến bất thắng mà vội vàng thời làm gì thắng được. Đó chinh là
nhân vô viễn lự tất hữu cận
ưu,
độc giả nên xem đến thâm ý của thánh nhân.
2. Cửu Nhị: Dịch hào, mộ dạ hữu nhung, vật tuất.
九二: 惕號, 莫夜有戎, 勿恤.
Ở về thì Quải, chính là lúc quân tử quyết tiểu nhân, thành thời được phúc chung cho cả quốc gia, xã
hội, bại thời họa lây cả quốc gia, xã hội nên công việc phòng bị cảnh giới chẳng bao giờ dám quên,
hào Nhị dương cương đắc trung rất biết đạo lí như thế nên trong lòng thường lo sợ mà khuyên lơn cảnh
cáo với chúng bạn luôn luôn (
Dịch nghĩa là lo sợ; hào nghĩa là la kêu).
Hay dịch hào như thế thời chẳng những giặc phát giữa ban ngày mà không sợ đã đành, ví dù ban đêm
tối tăm mà thoạt có giặc tới, cũng chẳng phải kinh hoàng lo sợ gì. (
Mộ dạ nghĩa là đêm khuya; hữu
nhung
nghĩa là có giặc; vật tuất nghĩa là chố lo sợ).
Tượng viết: Hữu nhung, vật tuất, đắc trung đạo dã.
象曰: 有戎, 勿恤, 得中道冬.
Mộ dã, hữu nhung là việc đáng lo sợ, sao lại nói vật tuất?
Bởi vì hào Nhị này vẫn sẵn được đạo trung nên ở khi vô sự mà vẫn đã thường phòng bị, đến khi hữu
biến mà vẫn cứ thung dung, nếu không đắc trung sao được như thế.
PHỤ CHÚ: Hào từ chỉ có tám chữ mà đủ làm tư cách một người đại tướng. Xưa nay nhà binh sở dĩ
thất bại chỉ vì hai cớ: Một là, khi chưa có giặc, chỉ lơ lửng hững hờ, ấy là không biết nghĩa chữ dịch
hào; hai là, thoạt khi nghe giặc tới thời kinh hoàng, hoảng hốt, chính là không biết nghĩa hữu nhung vật
tuất.
Đường sử khen một vị danh tướng rằng: Khi ông trong quân, suốt cả ngày cứ lăm lăm như hình đương
đối địch với giặc; khi có giặc mà lâm trận thời lại khoan thai êm đềm như không muốn đánh (
chung
nhật khâm khâm như đối đại địch, nãi lâm trận tắc chí khí an nhàn như bất dục chiến
終日欽欽如

對大敵, 乃臨陣則志氣安閑如不慾戰).
Đó là chỉ vì lúc vô sự mà hay Dịch hào nên lúc hữu sự mới được vật tuất, như thế là gọi bằng đắc
trung đạo.
3. Cửu Tam: Tráng vu quỳ, hữu hung, quân tử quyết quyết, độc hành ngộ vũ, nhuợc nhu, hữu uẩn,
vô cựu.
九三: 壯于傾, 有凶, 君子夬夬, 獨行遇雨, 若濡, 有愠, 无咎.
Văn lí hào này rất hay mà lại rất hợp với đạo lí, vả cũng đúng với cơ quyền. Người ở vào đời quân tử,
tiểu nhân giao chiến thời lại nên biết nghĩa hào này. Trước thích nghĩa đen chữ một:
Quỳ là xương cồn
má, tức là lưỡng quyền;
tráng vu quỳ, nghĩa là thần sắc cường bạo hình hiện trên nét mặt.
Quân tử quyết quyết chữ quyết trên là hoạt động từ, chữ quyết dưới là động từ, nghĩa là quân tử phải
quyết bằng cương quyết.
Độc hành ngộ vũ là đi một mình ngộ lấy mưa. Nhược nhu nghĩa là như hình có dầm lấm. Hữu uẩn
nghĩa là có người giận mình.
Ở vào thì Quải, năm quân tử xúm nhau mà đuổi một tiểu nhân, tiểu nhân tức là hào Thượng Lục, Cửu
Tam vẫn trộn vào trong đám quần dương mà riêng một mình chính ứng với Thượng Lục. Thế là, mặt
ngoài Tam vẫn một bè với quân tử mà mặt trong thời Tam chính là bạn thân với tiểu nhân, thánh nhân
ghét tiểu nhân mà lo cho quân tử nên hiệu cho Cửu Tam rằng: Tam ơi! Tam muốn tốt hay xấu, chết hay
sống, khôn hay dại, chỉ tại giữa bản thân Tam: Tam khôn thời sống, vống thời chết, ta bảo cho Tam
rằng: Tam vẫn một phe với quân tử, nhưng Tam lại có ý làm nội điệp cho tiểu nhân, xem mặt mũi Tam
tỏ ra một cách cương bạc, tuy Tam vẫn khuynh hướng với Thượng Lục kia rồi, nhưng ta vẫn trông
mong cho Tam biết bênh vực lấy bè quân tử với mình.
Tuy thế mặc dầu, nhưng cách cương bạo sỗ sàng ở trước mặt, tất nhiên quân tử không ưa Tam, mà đến
tiểu nhân lâu cũng chán Tam, kết quả chỉ là rước vạ vào mình mà thôi.
Ta đối với Tam vẫn xem là loài người mà ta rất thương yêu Tam: bây giờ chỉ trông mong cho Tam hóa
ra quân tử thiệt. Nếu Tam có lòng làm quân tử thiệt thời Tam phải quyết bằng một cách quả quyết. Tuy
lâu nay Tam đã trót làm bạn với Thượng Lục không khác gì đi riêng một lối đường mà đụng lấy mưa, e
không khỏi dầm lấm vì mưa, tất nhiên trong bạn quân tử có người giận Tam, nhưng chẳng hề gì đâu;
thân Tam tuy gần với tiểu nhân mà tâm Tam vẫn thường để nơi quân tử, cứ giữ lấy tinh thần quyết
quyết, chắc cuối cùng thời Thượng Lục bị đánh đổ, mà đánh đổ Thượng Lục lại chính trong tay Tam.
Tâm sự Tam nếu được như thế thời có sợ gì đi với ma phải mặc áo giấy đâu, như thế thời vô cựu.
Nói cho đúng, Tam làm bằng cách tráng vu quỳ thời hữu hung mà hung đó là vì Tam tự thủ. Nếu Tam
làm bằng cách quân tử quyết quyết thời vô cựu, mà vô cựu đó cũng là Tam tự thủ. Thánh nhân bảo Tam
có hai lối như thế, theo phúc hay theo họa, theo quân tử hay theo tiểu nhân, tùy Tam lựa lấy; những
người ở địa vị Cửu Tam rất nên cẩn thận.
PHỤ CHÚ: Cửu Tam dương cương bất trung là có tính láu táu dễ mắc dại làm chính ứng với Thượng
Lục là đã dở làm nội điệp cho tiểu nhân nhưng thánh nhân còn mong cho nó làm nên quân tử. Vậy nên
Hào từ ủy khúc như thế đó mới là thâm ý của thánh nhân.
Tượng viết: Quân tử quyết quyết, chung vô cựu dã.
象曰: 君子夬夬, 終無咎也.

Cửu Tam vẫn chính ứng với Thượng Lục, là trong đám quân tử mà một mình đi riêng một lối, nhưng
mà trong đạo tương giao cốt ở tinh thần, không cần ở hình thức.
Nếu Tam thiệt có lòng quân tử quả quyết thời cuối cùng chắc không tội lỗi.
[1]. Cửu Tứ: Đồn vô phu, kì hành từ thư, khiên dương hối vong, văn ngôn bất tín.
九四: 殿无膚, 其行次且, 牽羊, 悔亡, 聞言不信.
Ở vào thì Quải mà như hào Cửu Tứ này, chất dương ở vào vị âm, bất trung, bất chính, ngồi im thời sợ
bầy dương tiến cả, mình không lẽ ngồi im; muốn dậy đi nhưng vì tài lực mình đi không được mạnh nên
phải chập chững lựng thựng mà thôi. Vì vậy, Hào từ nói rằng:
Đồn vô phu, kì hành từ thư.
Đồn
nghĩa là bàn trôn; phu nghĩa là thịt trong da mỏng; bàn trôn mà không thịt tất nhiên ngồi không
dược yên;
từ thư nghĩa là: chập chững; kì hành từ thư là cách đi chập chững như đứa trẻ mới tập đi.
Cửu Tứ ngồi yên lặng thời không thể ngồi an được, nhưng muốn đi mà không thể đi được chóng. Tỉ
như: Một người bàn trôn không thịt, thời ngồi không an, muốn dậy đi thời đi không thể mạnh. Vì thế,
thánh nhân mới nghĩ cho Cửu Tứ một phương pháp rằng: Tứ ơi! Ở đời quần dương tịnh tấn, há lẽ một
mình ngồi im, nhưng vì xét tính chất không phải là bậc tài cao chân chạy, thời âu là nhường cho bầy
dương lên trước mà mình tiếp gót theo sau, tượng như người chăn dê, mình cầm roi đứng sau bầy dê,
bầy dê lên tới đâu, mình lên tới đấy, có lo gì đồn vô phu mà hành từ thư nữa đâu. Vậy nên nói rằng:
Khiên dương hối vong (Khiên dương nghĩa là lùa bầy dê).
Hễ khiên dương tất phải nhường cho dương đi trước, nhường cho quần dương đi trước cũng in như thế.
Tuy nhiên, ở thì Quải là thời thế rất hay, một phương diện thời thấy phong trào mà nóng nảy, một
phương diện thời sợ thầy chê bạn trách mà cố gắng lên liều. Nếu không phải người hiểu lẽ rất minh,
tính việc rất chín, dầu nghe người vẽ cho cách khiến dương mà mình có chịu tin đâu nên lại nói:
Văn
ngôn bất tín.
Nói tóm lại, khiên dương hối vong là tính một cách hoàn toàn cho Tứ. Văn Ngôn bất tín, lại thấy Tứ
bất trung, bất chính mà e cho Tứ chẳng chịu nghe lời. Xưa nay những người làm việc đời mà có thành
công, quý trọng thứ nhất là cương kiện, trung chính, hay lanh chân nhẹ bước, để đi trước được người.
Nếu chẳng thế thời phải mỏng tai biết nghe mà hiểu được lẽ phải trái. Bây giờ Cửu Tứ không trơn cả
hai đặc điểm đó, chỉ là một người dở dang ở thì Quải. Vậy nên Hào từ nói lưỡng dạng.
Tượng viết: Kì hành từ thư, vị bất đáng dã, văn ngôn bất tín, thông bất minh dã.
象曰: 其行次且, 位不當也; 聞言不信, 聰不明也.
Cửu Tứ chất dương, xử vào vị âm, do địa vị không xứng đáng nên mất hẳn tính cương quyết, vì vậy mà
nói rằng
kì hành từ thư. Tứ xử vào vị nhu là đã sụp vào vùng hắc ám, đức nghe của lỗ tai còn đâu là
tỏ sáng nữa, chắc là nghe lời nói hay cũng chẳng tin. Chữ
thông: công dụng của lỗ tai. Luận Ngữ
câu:
Thính tư thông聽思聰, nghĩa là lỗ tai nghe phải nghĩ làm sao cho được thông tỏ. Vì thông bất
minh thời văn ngôn bất tín.
5. Cửu Ngũ: Nghiện lục, quyết quyết, trung hành vô cựu.
九五: 筧六夬夬, 中行无咎.
Cửu Ngũ ở thì Quải mà lại thân cận với Thượng Lục. Thượng Lục là tiểu nhân ở thì Quải. Ngũ thân
cận với nó e không khỏi gần mực thời den.

Tuy nhiên, Ngũ vẫn là bậc dương cương, trung chính, có lẽ đâu bìu ríu với Thượng Lục mà không nhẫn
tình quyết tuyệt được rư? Nên Hào từ nói rằng:
Nghiện lục quyết quyết, nghĩa là một người trung
chính như Ngũ há có lẽ Thượng Lục trây nhơ được rư? Chẳng qua xem nó như rau nghiện lục, chỉ
quyết một quyết là đào tận gốc ngay. Ngũ mà quyết tuyệt được Thượng Lục như thế, chính là hợp với
đạo trung mà không tội lỗi vậy.
Nghiện lục, có một tên gọi bằng mã xỉ.
Nghiện lục ta gọi bằng rau sam, nó là một giống dễ sống mà
khó khô, tính chất nó thuộc về loài âm nên ví với tiểu nhân.
Tượng viết: Trung hành vô cựu, trung vị quang dã.
象曰: 中行無咎, 中未光也.
Trên Hào từ chỉ nói rằng:
Quyết quyết trung hành vô cựu, Tượng Truyện lại bổ túc cho Hào từ nên
nói rằng: Cửu Ngũ tuy quyết tuyệt được Thượng Lục, nhưng nguyên đầu đã thân cận với Thượng Lục,
Thế là trong lòng đã có chút tư tình dây dướng, e theo về trung đạo chưa lấy gì làm quang đại nên lấy
hai chữ
trung hành mà trách lại với Ngũ.
Nghĩa là, xem ở sự thực tuy đã quyết được tiểu nhân, nhưng xét đến tâm lí chưa hẳn đã quyết tuyệt
chăng? Nếu tâm lí lờ mờ một phân thời thực tế đạo trung chưa được quang đại vậy.
Bởi vì tâm lí của người ta, nếu còn tư tình chút đỉnh thời mầm ác e lại có ngày phục sinh nên thánh
nhân có lời răn như thế.
6. Thượng Lục: Vô hào, chung hữu hung.
上六: 無號, 終有凶.
Thượng Lục là một hào âm ở trên năm dương, chính là một tên tiểu nhân trong rừng quân tử. Thế đạo
vì nó mà còn mầm nguy cơ, nhân tâm vì nó mà còn mầm bại hoại, tuy lòng nhân ái của thánh nhân, cũng
không thế nào mà không ghét nó được. Nhưng may thay! Quần dương thế mạnh, cô âm lực cùng, bầy
quân tử xúm nhau mà đuổi một tiểu nhân, thánh nhân quá hân hạnh cho thế đạo nhân tâm nên bảo với nó
rằng: Thượng Lục ơi! Mày đã lên vị cực cao, tất nhiên phải đổ, mày đã làm việc cực ác, còn ai thương
mày nữa mày chớ kêu rêu khóc lóc làm gì (
Hào nghĩa là kêu rêu khóc lóc); kết quả mày chỉ là người
họa thủ, tất cũng đến chết.
Tượng viết: Vô hào, chi hung, chung bất khả trường dã.
象曰: 無號之凶, 终不可長也.
Hung họa của Thượng Lục: là bởi vì đạo của tiểu nhân đã đến lúc cùng cực, còn gì lâu dài được nữa
rư?
PHỤ CHÚ: Chúng ta đọc suốt, cả lời sáu hào nên có cặp mắt riêng mà xem Dịch lí. Quải với Phục
hai quẻ trái nhau: Phục thời năm tiểu nhân kình với một quân tử, Một quân tử là Sơ Cửu, mà trong năm
âm có Lục Tứ chịu làm chính ứng cho Sơ, ấy là một tay đặc biệt trong bọn tiểu nhân nên thánh nhân
quá trọng Lục Tứ mà khen cho rằng
trung hành độc phục, nghĩa là: Một mình Tứ biết trở lại theo quân
tử. Quải thời năm quân tử đuổi một tiểu nhân là Thượng Lục mà lại trong năm dương có Cửu Tam quay
ra làm chính ứng với Thượng Lục, ấy là một tay khả nghi trong đám quân tử. Thánh nhân quá lo sợ
Cửu Tam nhưng lại muốn lị dụng Cửu Tam nên khuyên lơn cho rằng
độc hành ngộ vũ nhược nhu, hữu

uẩn, vô cựu, nghĩa là: Một mình Tam tu đi riêng một đường, nhưng nếu Tam thiệt tốt thời cũng chẳng
tội lỗi gì. Chúng ta chỉ xem chữ
độc ở hai hào thuộc về hai quẻ thời biết rằng thẩm thì thức thế chính là
diệu dụng trong Dịch, thánh nhân tuy trọng nghĩa lí, nhưng có phải bỏ hẳn quyền biến đâu.
Đọc suốt sáu hào quẻ Quải thời càng biết thủ đoạn thánh nhân rất cao, năm dương quyết một âm, năm
quân tử quyết một âm, năm quân tử quyết một tiểu nhân mà cớ sao mọi hào không có chữ quyết. Duy
Cửu Tam với Cửu Ngũ có hai chữ quyết quyết, chẳng phải là cơ quan họa phúc ở thì Quải, nắm vào
trong tay hai hào ấy hay sao? Mà thiệt vẫn có thế. Sơ tuy là quân tử mà vì vị thấp tài hèn, may làm
được một người vô danh anh hùng là đã tốt rồi; nên phải lo cho Sơ vãng bất thắng. Nhị vẫn là tay đại
tưởng, nhưng nếu việc chưa đáng nhịp, chỉ là dịch hào mà thôi, Cửu Tứ vẫn là một vị quân tử, có giá
trị trong đàn, nhưng vì khi hữu dư mà tài bất túc, chỉ vừa làm được một người đồng sự hậu viện mà
thôi nên bảo rằng khiên dương hối vong.
Tựu trung duy Cửu Tam với Cửu Ngũ. Tam là bạn thân với Thượng Lục, chính là một tay làm được nội
gián cho bè quân tử. Nếu Tam mà tàm sự thiệt tốt thời ông Y Doãn tựu Kiệt, Địch Nhân Kiệt thờ Chu,
hưng Thương, phục Đường, chẳng phải tay Tam mà ai?
Trong khi toàn Càn chuyển Khôn, đổi sông thay núi, thiệt không thể thiếu được hạng người ấy nên
thánh nhân cực tán cho rằng
quân tử quyết quyết. Đến như Cửu Ngũ thời địa vị ở trên hết quần dương,
chính là lãnh tụ trong đám quân tử, dụng đầu óc mà khu xử tay chân, vận tài năng mà di chuyển cả thời
thế, chính là nhờ vì hạng người ấy.
Nếu người ấy mà dở thời còn ai làm nổi được việc Quải rư? Nên thánh nhân tán cho rằng
quyết quyết
trung hành.
Tóm trong sáu hào mà công việc quyết quyết chỉ đặt vào trên vai Cửu Tam với Cửu Ngũ. Dụng Cửu
Tam là kì biến, tôn Cửu Ngũ là chính kinh. Nếu không Cửu Ngũ thời té ra rắn không đầu, sao mà đi
được. Nếu không Cửu Tam: thời té ra đánh giặc không có nội công, sao mà thắng địch.
Xem hai Hào từ ấy thời thủ đoạn thánh nhân càng đáng ghê.

error: Content is protected !!