CHU DỊCH HẠ KINH – 40. QUẺ LÔI THỦY GIẢI

CHU DỊCH HẠ KINH

40. QUẺ LÔI THỦY GIẢI

Chấn trên; Khảm dưới


Quẻ này là quẻ Lôi Thủy Giải. Khảm hạ cũng là Nội Khảm, Chấn thượng cũng là Ngoại Chấn. Chấn
lôi, Khảm thủy, nên tên quẻ gọi bằng Lôi Thủy Giải.


TỰ QUÁI


Tự quái: Kiển giả nạn giả, vật bất khả dĩ chung nạn, cố thụ chi dĩ Giải, Giải giả hoãn dã.
序卦: 蹇者難也, 物不可以久難, 故受之以解, 解者緩也.
Ý sắp đặt thứ tự quẻ. Sau quẻ Kiển tiếp lấy quẻ Giải là vì cớ sao?
Trên kia là Kiển, Kiển nghĩa là nạn, vật không lẽ cứ nạn hoài, nạn cực rồi, tất có lúc tan, nên sau quẻ
Kiển tiếp lấy quẻ Giải. Giải nghĩa là tan, bao nhiêu việc khốn nạn đến bây giờ đều giải tán cả. In như
tượng quẻ, Chấn là lôi, Khảm là vũ, âm dương giao cảm hòa xướng mà đồng thì mưa sấm lung tung,
bao nhiêu khí u uất đến lúc bây giờ giải tán hết ráo, ấy là chữ Giải. Nên đặt tên quẻ bằng Giải.


SOÁN TỪ


Giải, lị Tây Nam, vô sở vãng, kì lai phục, cát, hữu, du vãng, túc cát.
解利西南, 無所往, 其來復, , 有攸往, 夙吉.
Thời đại vừa đến lúc Giải, Kíển nạn vừa qua, nhân tâm yếm loạn, ai nấy chỉ trông được an cư lạc
nghiệp là hay. Hễ những người có quyền chính trị ở lúc bây giờ, chỉ làm một cách khoan đại giản dị,
chớ nên làm những cách phiền hà rối ren, vậy nên Quái từ nói: Giải, lị Tây Nam (Tây Nam là đường
lối khoan đại bình dị, chinh thể theo cách khoan giải, thí dụ như đi về Tây Nam).
Đến khi thiệt đã bình an vô sự rồi, như đã đi đường lối Tây Nam là chốn nhất định lâu dài, lúc bấy giờ
chỉ nên sửa sang lại những tích tệ, giữ gìn lấy trật tự cũ. Không cần phải sinh sự nhiễu dân làm gì nữa,
ấy là
vô sở vãng, kì lai phục.
Vô sở vãng, nghĩa là chớ có làm gì đa sự; kì lai phục (chữ kì đây là phát ngữ từ) nghĩa là bao nhiêu
trật tự cũ thời khôi phục lại cho y nhiên, bao nhiêu nhân dân cũ thời hồi phục lại cho an lặng, bao
nhiêu nền tảng cũ thời xây đắp lại cho hoàn toàn, ấy là nghĩa chữ
lai phục, lúc đã giải rồi, chỉ có thế là
được
cát.
Tuy nhiên, khi loạn đã trừ rồi, tất phải đồ trị, bảo chỉ một mực vô vi mà thôi thời sợ mắc lấy bệnh
nhân tuần cô tức, nên những việc bảo chướng trị an, phế trừ tích tệ, mong cho nền tảng trị bình được

lâu dài, tất phải có việc đáng làm.
Những việc đáng làm đó, tất phải làm gấp ngay thời chẳng những việc loạn cũ không mầm tái sinh mà
sự nghiệp thái bình lại có cơ nảy nở nên lại nói rằng:
Hữu du vãng, túc cát (Hữu du vãng nghĩa là có
việc phải làm;
túc nghĩa là làm cho lanh chóng).
Tỉ như: Họa loạn đã bình rồi, phải gấp lo phát chính thi nhân; ác đảng đã tan rồi, phải gấp lo tiến hiền
cử năng, thảy là nghĩa “hữu du vãng túc cát” đó vậy.
Thích tóm lại,
lị Tây Nam là cốt theo đường giản dị; vô sở vãng là không nên thêm chuyện làm rầy;
lai phục
là làm cho hồi phục lại như khi chưa loạn; hữu du vãng là tính một cách làm trị an được lâu
dài;
túc là gặp dịp phải làm mau.
PHỤ CHÚ: Đọc sử Tàu, trải qua loạn Tần Sở, thiên hạ khôn khổ suốt ba mươi năm, đến lúc Hán hưng,
Tào Tham bắt đầu làm tướng, nhất thiết lấy thanh tịnh vô vi vi trị, thiên hạ xưng Tào Tham là hiền
tướng, đó là nghĩa:
Vô sở vãng, kì lai phục cát.
Lại như: Hồi Tam Quốc nhiễu loạn, ông Khổng Minh trì nước Thục, khuyên dân cày cấy, rộng mở
đường sinh lí cho dân, thiết lập nhiều nhà học hiệu, giảm phú thuế, tuyển dụng những quan lại hiền
năng, tu lí hết kiều lương đạo lộ, chỉ trong mười năm mà trong nước Thục thành ra một nước thái bình
nhỏ. Người trong đời xưng
Khổng Minh trường ở trì quốc, đó là nghĩa câu: Hữu du vãng, túc cát.
Soán viết: Giải, hiểm dĩ động, động nhi miễn hồ hiểm, Giải. Giải lị Tây Nam, vãng đắc chúng dã. Kì
lai phục, cát, nãi đắc trung dã. Hữu du vãng, túc cát, vãng hữu công dã. Thiên địa giải, nhi lôi vũ tác,
lôi vũ tác, nhi bách quả thảo mộc giai giáp tích. Giải chi thời đại hĩ tai.
彖曰: , 險以動, 動而免乎險, . 解巧西南, 往得衆也. 其來復, , 乃得中也. 有攸往, , ,
往有功也. 天地解而雷雨作, 雷雨作而百果草木皆甲晳. 解之時大矣哉.
Soán viết: giải, hiểm dĩ động, động nhi miễn hồ hiểm, Giải.
Đây là lấy đức quẻ thích nghĩa tên quẻ, Khảm là có tính hiểm, Chấn là có tính động, vì hiểm mà sinh ra
nạn, vì động mà thoát được nạn, ngộ hiểm mà còn động được, mới thấy được người có tài, động mà
thoát khỏi hiểm mới thấy có tài giải nạn nên đặt tên quẻ là Giải.
Giải, lị Tây Nam, vãng đắc chúng dã.
Vì sao mà nói Giải lị Tây Nam? Bởi vì thì Giải chỉ nên đi vào đường lối quảng đại, khoan bình thời
tất được lòng người thuận về với mình, sẽ làm chóng được công việc Giải.
Kì lai phục, cát, nãi đắc trung dã.
Khi họa hoạn đã giải tán rồi thời chỉ nên trở lại đường lổì an tịnh, nghĩ một cách trị an cho được lâu
dài nên nói rằng:
Kì lai phục cát, nghĩa là có như thế mới được đạo trung vậy. Chữ trung ở đây là bảo
cho chớ phiền nhiễu mà cũng chớ quá cô tức, chi cốt cho vừa đắc trung là hay.
Hữu du vãng, túc cát, vãng hữu công dã.
Tuy nhiên, theo về đạo giải nạn thời khi nạn đã giải rồi còn phải tính sao cho nạn khỏi tái phát, há phải
vô sở vi mà thôi đâu, việc đáng vô sở vi thời vô vi, việc đáng hữu sở vi cũng tất phải hữu vi nên lại

nói rằng: Hữu du vãng, túc cát, nghĩa là: cũng phải có tấn hành thời mới hữu công ở thì Giải.
Thiên địa giải, nhi lôi vũ tác, lôi vũ tác, nhi bách quả thảo mộc giai giáp tích. Giải chi thời đại hĩ
tai.
Chữ thiên địa đây là chỉ nói về khí âm dương. Khí âm dương còn u uất thời vạn vật khó phát sinh,
đụng có một ngày khí âm dương hòa hoãn giải tán mà mưa sấm trong một lúc bùng tóe ra, mưa sấm đã
đồng thì tác dụng, mà lúc bấy giờ cây cỏ cho đến trăm thức hoa quả thảy nứt nở.
Tùng lai, thế đạo chưa đến hồi giải thời nhân tình còn u uất, sát khí còn bịt bùng, muốn bỏ việc dở mà
chưa có dịp ra tay, muốn làm trăm việc hay, mà chưa có đường gỡ múi.
Bây giờ đã đến thì Giải thời bao nhiêu nỗi uất tắc đã thư tán, bao nhiêu đường bế tắc đã mở rộng, bao
nhiêu sát cơ đã dẹp sạch mà sinh cơ vừa vụt vụt vùng vùng, bao nhiêu việc hại có thể trừ bỏ ngay, bao
nhiêu việc cơ có thể hưng khỉ được ngay. To lớn vậy thay, là thì Giải đó vậy, nên nói rằng:
Giải chi
thời đại hĩ tai
.


ĐẠI TƯỢNG TRUYỆN


Tượng viết: lôi vũ tác, Giải, quân tử dĩ xá quá hựu tội.
象曰: 雷雨作, . 君子以赦過宥罪.
Lôi vũ tác là tượng quẻ Giải, Chấn vi lôi, Khảm vi vũ, tượng là khí âm dương hòa giải mà thành ra
sấm mưa.
Quân tử xem tượng ấy, theo như lòng nhân trời đất mà thi ân trạch với dân làm một cách khoan đại,
gặp những người có lầm lỗi thời xá quách cho họ, gặp những đứa có tội ác thời khoan thứ cho nó (

nghĩa là tha bổng, vì nó chỉ quá thất thời xá ngay; hựu nghĩa là khoan thứ cho, vì nó phạm vào tội ác
không có thể tuyên xá được nên dùng bằng cách khoan hựu. Tỉ như: hình phạt đáng án nặng mà giảm
cho nhẹ án. Nhân ân như thế là một cách tùy thì của quân tử ở thì Giải.
Ngoài nữa, còn có nhiều việc thời đã có Quái từ, Soán Truyện, Hào từ nói đủ rồi, chúng ta chớ thấy
Tượng Truyện mà bảo rằng chỉ có bấy nhiêu là xong, thể phép đọc Dịch tất thảy như thế.


HÀO TỪ VÀ TIỂU TƯỢNG TRUYỆN


1. Sơ Lục: Vô cựu.
初六: 無咎.
Sơ Lục này, trong Hào từ không một lời gì, chúng ta nên nhận ý thánh nhân ở chốn không chữ. Bởi vì ở
thì Giải mà hào này lại bắt đầu vào thời đại ấy, chất nhu mà xử vào vị dương là một người cương, nhu
đắc nghi, lại ở vào đầu thì Giải, chính là thì nên an tịnh hưu tức, bảo Sơ làm việc gì thời chưa có việc
gì đáng làm, bảo Sơ không làm việc gì thời Sơ vẫn là người vô sự. Bởi thì nghĩa, ở hào Sơ chỉ nên êm
đềm lặng lẽ là đúng nghĩa rồi. Vậy nên Hào từ không thêm một chữ gì, chính là tỏ ý vô vi đó vậy.
Lẽ trong thiên hạ, duy có làm mới sinh ra lỗi, đã không làm thời lỗi còn sinh ở đâu nên chỉ hai chữ. Sơ
Lục là đạo lí xử đầu thì Giải đã xác định rồi cho nên Hào từ chỉ thêm hai chữ
vô cựu là đủ.
Tượng viết: Cương, nhu chi tế nghĩa vô cựu dã.
象曰: 剛柔之際, 義無咎也.

Hào Sơ nhu ứng với hào Tứ cương, thế là cương mà pha vào nhu, nhu mà chế thêm cương, chẳng thiên
vào cương mà cũng chẳng thiên vào nhu, cương, nhu chi tế là cái thủ đoạn ở đầu thì Giải rất hay, cứ
theo thì nghĩa thiệt không gì đáng trách lỗi.
2. Cửu Nhị: Điền hoạch tam hồ, đắc hoàng thỉ, trinh, cát.
九二: 田擭三狐, 得黄矢, 貞吉.
Ở về thì Giải, hoạn nạn đã giải tán mà địa vị Cửu Nhị xử vào giữa Nội Quái, bản thân Nhị dương
cương đắc trung mà ứng với Lục Ngũ ở Thượng Quái. Ngũ là tượng một vị nguyên thủ, thì đã tiến, thế
cũng khá mạnh, há lẽ như Sơ Lục mà xong được rư! Nhị vì địa vị trách nhiệm như thế nên phải một
cách duy trì trị an, phòng bị hậu hoạn, trừ khử cho hết nọc tiểu nhân, bảo tồn lấy những người trung
trực, tượng như ông chủ săn trong lúc đi săn bắt sống được ba con hồ mà lại giữ được mũi sặt vàng
(
Hồ là một giống muông tà mị, bắt được ba con hồ, nghĩa là chụp óc được ba anh tiểu nhân đầu bầy;
hoàng là sắc trung; thỉ là mũi sặt là một giống ngay thẳng; đắc hoàng thỉ là giữ gìn được hạng người
trung trực).
Ở vào thì Giải, lại có địa vị như Cửu Nhị, nếu trừng trị được tiểu nhân, giữ gìn được trung trực, thế
còn gì tốt hơn.
Nhưng còn lo cho Cửu Nhị, công việc ở thì Giải thời còn bộn bề mà sợ Cửu Nhị lâu ngày sinh mỏi,
không bền giữ được đạo cương trung, nên Hào từ lại răn cho hai chữ
trinh cát, nghĩa là có bền giữ
được đạo trung chính, mới được cát.
Tượng viết: Cửu Nhị trinh cát, đắc trung đạo dã.
象曰: 九二貞吉, 得中道也.
Cửu Nhị mà còn phải răn bằng trinh cát, nghĩa là: Mình tuy chính trực, nhưng phải giữ cho được đạo
trung, bởi vì chính trực mà nếu bất trung, cũng thường hay cấp kích thái quá mà té ra hỏng việc. Vậy
nên Tượng Truyện lại nói:
Đắc trung đạo dã.
3. Lục Tam: Phụ thả thừa, trí khấu chí, trinh lẫn.
六三: 負且乘, 致寇至, 貞吝.
Lục vẫn đã âm nhu mà ở vào vị Tam là vị dương cương, thế là sở xử bất chính, đã bất chính lại bất
trung là một hạng tiểu nhân, thế mà nhảy lên trên Nội Quái là vị khá cao, tiểu nhân nhi cư cao vị, có
khác gì một hạng người vừa mang đội, vừa ngồi xe ngất ngưởng khó xem, thế ai cũng ghét, chỉ làm
ngứa mắt cho bọn trộm cướp mà dắt trộm cướp tới hại mình. Nếu Tam giữ lấy cách ấy mà không chừa
thiệt đáng xấu hổ.
(Chữ
trinh ở đây chỉ có nghĩa là cố thủ, không phải trinh là chính như nghĩa ở các hào khác. Phụ
mang đội, lưng đội vai mang là việc của tiểu nhân;
thừa nghĩa là cỡi xe là đồ sang trọng để đãi người
quân tử).
PHỤ CHÚ: Hào từ Hệ tử đã giải nghĩa rất kĩ, tiện dịch ra đây. Hệ tử nói rằng, người làm Dịch thiệt
biết được tình trạng của bọn trộm cướp đó, và Dịch đã tửng nói rằng:
Phụ thả thừa trí khấu chí,
nhưng bọn trộm cướp há phải tự nhiên vô cớ mà nó tới đâu. Mang đội là công việc của tiểu nhân, xe

cộ là khí cụ để đãi phường quân tử. Lấy mình là tiểu nhân mà cỡi ngang khí cụ của quân tử, chỉ xui
khiến cho bọn trộm cướp trù tính cách cướp mà thôi.
Xưa nay làm việc một nhà một nước hoặc một xã hội, người ở trên thời lờn lã loàng xoàng, người ở
dưới thời ỷ thế hoành hành, tất nhiên bọn trộm cướp tính cách đánh đuổi ngay. Chẳng những thế mà
thôi, lẽ thường trong thiên hạ, nhà giàu có của mà sơ sài cách thu giấu là dạy cho trộm cướp vào lấy
của mình.
Con gái có dung dáng mà ngày đêm trau dồi là dạy cho tụi gian dâm đến hiếp mình.
Nếu mình không mạn tàng thời trộm cướp biết đâu mà tới, nếu mình không dạ dung thời đứa dâm nào
ngó tới, nên Hào từ trong Dịch nói rằng:
Phụ thả thừa trí khấu chí là thí dụ tiểu nhân mà lên mặt quân
tử, chỉ là làm môi giới cho đạo tặc mà thôi.
Tượng viết: Phụ thả thừa, diệc khả xú dã, tự ngả trí nhung, hựu thùy cựu dã.
象曰: 負且乘, 亦可醜也. 自我致戎, 有誰咎也.
Tư cách một hạng người chỉ đáng mang đội mà lại ngồi xe cũng đáng xấu hổ vậy, tự giữa mình làm
quấy mà dắt giặc tới nhà, lại còn trách lỗi được ai nữa. Giặc lớn gọi bằng nhung, giặc bé gọi bằng
đạo, chữ nhung thay cho chữ khấu.
4. Cửu Tứ: Giải nhi mẫu, bằng chí tư phu.
九四: 解而拇, 朋至斯孚.
Chữ
nhi là đại danh từ, nghĩa là mày, chỉ vào bản thân hào Tứ. Mẫu là ngón chân cái, chỉ vào Sơ Lục.
Cửu Tứ có tài dương cương lại ở vào địa vị trên, thân cận với Lục Ngũ là vị nguyên thủ. Thế là bản
thân Cửu Tứ vẫn là một bậc quân tử đắc thì, nhưng vì hạ ứng với Sơ là âm nhu tiểu nhân, tất đến nỗi
bè quân tử không ai dám gần mình, nên thánh nhân răn cho Tứ rằng: Tứ vẫn là người tốt, song vì chính
ứng với Tứ là Sơ Lục. Sơ Lục là một hạng âm nhu tiểu nhân, nếu Tứ muốn được lòng quân tử thời gấp
mau tuyệt giao với Sơ; tiểu nhân đã tránh xa thời bè quân tử mới vui tới mà tín cẩn Tứ.
Giải nhi mẫu nghĩa là cắt quách ngón chân cái của mày; Sơ ở dưới là vi tiện mà dính líu với Tứ, nên
thí dụ bằng mẫu. Xa tránh Sơ tức là giải nhi mẫu.
Tượng viết: Giải nhi mẫu, vị đáng vị dã.
象曰: 解而拇, 未當位也.
Tứ vẫn dương cương, nhưng xử vị âm nhu là vị không được chính đáng vậy. Vì có hiềm nghi như thế
nên răn rằng
giải nhi mẫu, xa được lũ tiểu nhân thời bè quân tử tới. Vậy nên li thoát Sơ sẽ bổ cứu cho
Tứ đó vậy.
5. Lục Ngũ: Quân tử duy hữu giải, cát, hữu phu vu tiểu nhân.
六五: 君子維有解, , 有孚于小人.
Toàn cả quẻ, hai hào dương là loài quân tử, bốn hào âm là loài tiểu nhân.
Lục Ngũ này, đồng loại với ba hào âm, có hiềm nghi là không phải quân tử.
Nhưng Ngũ ở địa vị chí tôn là người nguyên thủ trong một nước, Ngũ làm chủ ở thì Giải, quan hệ với
thế đạo rất to, nên thánh nhân răn cho rằng: Tự thân Ngũ nếu là quân tử chẳng gì tốt hơn bằng cách hữu

Giải, kìa Tam âm đồng loại với Ngũ, Ngũ gấp giải tán nó cho mau, như thế thời được cát. Giải: cắt
đứt bọn tam âm;
duy hữu: chỉ có cách ấy.
Nhưng vì Ngũ cũng là âm nhu, không lấy gì chắc là quân tử, nên lại nói rằng:
Hữu phu vu tiểu nhân.
Chữ phu ở đây khác với nghĩa chữ phu ở mọi nơi.
Muốn biết Ngũ làm được quân tử hay không, tất chứng nghiệm vào bọn tiểu nhân, tiểu nhân còn ở gần
cạnh Ngũ thời Ngũ là tiểu nhân, tiểu nhân không dám thân cận với Ngũ thời Ngũ mới là quân tử. Xem ở
tiểu nhân gần hay xa thời chứng nghiệm được Ngũ là ý Hào từ rất hi vọng cho Ngũ.
Tượng viết: Quân tử hữu giải, tiểu nhân thối dã.
象曰: 君子有解, 小人退也.
Quân tử hữu giải thời chứng nghiệm vào chốn nào? Nghiệm vào nơi tiểu nhân, tiểu nhân lui hết thời
biết đạo quân tử đã tấn rồi vậy.
PHỤ CHÚ: Kiển với Giải là hai quẻ tiếp nhau. Kiển là chính giữa lúc hoạn nạn, Giải là khi hoạn nạn
đã tán rồi; thời thế khác nhau thời nhân tài cũng phải khác nhau. Vậy nên, đồng một hào Ngũ mà khác
nhau chữ Cửu và chữ Lục. Cửu có đức dương cương nên có tài bát loạn mà cứu được Kiển nạn. Lục
chẳng qua là tài âm nhu nên Hào từ hào Ngũ không dám quyết đoán. Kiển Cửu Ngũ thời nói rằng
đại
kiển bằng lai.
Giải Lục Ngũ thời nói rằng hữu phu vu tiểu nhân. Ngũ tuy đồng mà Cửu với Lục không
đồng nên Hào từ phải có cân lượng.
6. Thượng Lục: Công dụng xạ chuẩn vu cao dung chi thượng, hoạch chi, vô bất lị.
上六: 公用射準于高墉之上, 獲之, 無不利.
Xạ nghĩa là nhè mà bắn; chuẩn là một giống chim rất dữ mạnh; cao dung nghĩa là bức tường cao;
hoạch là bắn được.
Toàn văn hào này thích qua, nghĩa là: Một vị công dụng bắn con chim chuẩn ở trên bức tường cao, bắn
được nó; có tượng như thế, không việc gì là không lị. Hệ tử thích nghĩa rất kĩ, xin tiện dịch ra đây.
Hệ tử nói rằng:
Chuẩn giả cầm dã, cung thỉ giả khí dã, xạ chi giả nhân dã 隼者禽也, 弓矢者器也,
射之者人也, nghĩa là: Chuẩn là giổng cầm, cung thỉ là đồ để bắn, còn người bắn được nó là người có
tài hay bắn vậy. Chỉ ba câu ấy ý nghĩa rất giản minh.
Tỉ như: Bắt tay làm việc, nhân là người làm việc khí là tài liệu với trí thức, cầm là mục đích vật. Có
người làm việc mà lại cốt có tài liệu, có trí thức thời cái mục đích mình nhắm chắc phải trúng ngay.
Vậy nên, Hạ văn lại nói tiếp rằng:
Quân tử tàng khí vu thân, đãi thì nhi động, hà bất lị chi hữu 君子
藏器于身
, 待時而動, 何不利之有. Hễ quân tử toan làm việc, vẫn trước phải có mục đích, nhưng
trước khi làm việc phải chứa sẵn những đồ dùng trong thân mình, chờ đến có thì cơ mà động.
Chúng ta đọc hai câu ấy nên phải nghĩ:
khí là gì? Khí mà lại trữ trong mình là khí gì?
Tài năng với học thức chính là cái khí nên trữ sẵn trong mình. Tuy nhiên, tài năng vẫn giỏi, học thức
vẫn cao, nhưng mà làm việc thiên hạ lại cần phải dòm vào thì.
Thì là gì? Tức là cơ hội, thí như cung tên là khí tàng sẵn rồi, nhưng khi đem ra bắn tức phải rình cơ
hội, khi chim đương đậu hay chim đương ngủ, hoặc khi chim đương ngủ say mới mà không thấy mình,
ấy là cách chờ thì. Hễ đã giấu sẵn khí cụ trong mình, lại chờ đúng thì cơ mà phát động thời có gì là bất
lị nữa đâu.
Động nhi bất quát, thị dĩ xuất nhi hữu hoạch, ngữ thành khí nhi động giả dã 動而不括, 是以出而

有獲, 語成器而動者也.
Phát động mà không ai bó buộc được mình, không vật gì chướng ngại được mình, tất nhiên ra làm mà
thành công.
(
Quát nghĩa là ngăn, cũng có nghĩa là vấp chạm; hoạch nghĩa là thành công. Động mà không trở ngại,
vấp chạm tất nhiên thành công. Bất quát, hữu hoạch là kết quả mà tàng khí đại thì là tạo nhân.
Nếu tàng khí mà động không đúng thì thời khí cụ đó hóa vô dụng; thì cơ vẫn đúng, nhưng khí cụ chưa
trữ sẵn thời thì cơ chốc phút chạy mất.
Thượng Lục ở về cuối cùng thì Giải là một vận hội rất tốt. Bây giờ cung tên đã sẵn, người bắn lại hay,
chuẩn lại đậu trên cao dung, có lẽ gì mà bắn không được. Hào từ sở dĩ nói thế là thiết ra cách thí dụ
mà bảo cho chúng ta, hễ trước khi làm việc, tất phải lo thành khí mà lại lo động cho đúng thì vậy.
Chữ
thành khí với chữ tàng khí nên nhận cho kĩ. Tàng nghĩa là phải lo chứa trữ cho sẵn; thành, nghĩa
là phải trau dồi cho tốt. Nếu tàng khí mà lại không thành khí thời dầu có khí cũng như không. Nếu thành
mà không tàng thời đến nỗi sự cơ bất mật, còn lấy gì mà chờ được thì nữa ư, chỉ bấy nhiêu lời là vẽ
hết trí cho chúng ta làm việc.
Tượng viết: Công dụng xạ chuẩn dĩ giải bội dã.
象曰: 公用射準, 以解悖也.
Đời Giải đã đến lúc cuối cùng, nội loạn đã an rồi, dầu ở phía ngoài còn có người dám bội loạn thời
nhân dịp mà giải trừ nó, chắc công việc tất thành, cũng in như bắn chim chuẩn mà trúng được.
Chữ Bội này, ở về Ngoại Quái, chỉ vào giặc cướp ở phía ngoài.

error: Content is protected !!